Bột nở tách đá

bot-no-tach-da-2

Bột nở tách đá

bot-no-tach-da-2 đá là vật liệu tách phá đá không nổ, khác hoàn toàn các vật liệu tách phá đập vụn phổ biến như thuốc nổ và các vật liệu nguy hiểm khác.

Bột nở tách đá không tạo ra tiếng nổ, không tạo sóng xung kích, không làm đá văng, không gây chấn động, không có bụ và khí độc gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng các loại thuốc nổ trong tách phá đá hoặc kết cấu bê tông, nhất là ở những nơi chật hẹp bị hạn chế bởi vấn đề đảm bảo an toàn, chống ô nhiễm môi trường và đòi hỏi phải có giấy phép đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Bột nở tách đá là giải pháp thay thế.

Bột nở tách đá trộn với một lượng nước thích hợp tạo thành vữa. Đổ vào lỗ khoan đã khoan trước đó trên khối đá, hoặc cấu kiện bê tông cần tách phá.   Bột nở tách đá sẽ dần đông cứng và trương nở tạo áp lực đẩy sinh ra hệ thống các đường nứt tách phá đá và bê tông.

BỘT NỞ TÁCH ĐÁ :PHẠM VI SỬ DỤNG

Bộ nở tách đá phá bê tông bằng lực trương nở trên cơ sở phản ứng thủy hóa. Nó không những không gây nguy hiểm như thuốc nổ mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, sử dụng bột nở tách đá không làm khối đã nứt vỡ hoặc rạn tế vi, nâng cao hiệu quả và chất lượng đá khối được khai thác.

Sử dụng bột nở tách đá đơn giản không mất nhiều thời gian đào tạo, huấn luyện và không cần đầu tư thiết bị máy móc phụ trợ khai thác.

Bột nở tách đá có thể dùng trong khai thác đá khối (đá hoa cương, đá cẩm thạch, đá vôi…),  phá vỡ vật cản bằng đá, bê tông cốt thép, gạch, … ở các công trình xây dựng hoặc cải tạo.

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

1. Thành phần hóa học và công năng của Bột nở tách đá.

Bột nở tách đá là sản phẩm dạng bột với thành phầ gồm oxit canxi và một số hóa chất không độc hại khác. Khi trộn bột nở tách đá với nước, vữa được tạo sẽ dần đông cứng và trương nở. Nếu vừa nạp vào lỗ khoa, quá trình trương nở sẽ tạo áp lực lên thành lỗ.

2. Một số đặc tính về lực lượng trương nở của bột nở tách đá.

– Bột nở tách đá chỉ sử dụng cho các khối đá bắt buộc phải có mặt thoáng.

– Bột nở tách đá không sử dụng đào lỗ được (không có mặt thoáng)

– Bột nở tách đá chỉ sử dụng cho khối đá liền khối không có nhiều khe nứt rạn. Không sử dụng được cho các khối đá phiến xếp lên nhau theo thớ nứt

+ Áp suất trương nở tăng dần và lớn hơn 300kG/cm2. Lực kháng kéo của đá và bê tông nhỏ hơn cường độ chịu nén của chúng hàng chục lần. Với đá chỉ khoảng 40 – 80kg/cm2 và của bê tông chỉ từ 20 – 40kG/cm2, nên đá và bê tông dễ dàng bị tách phá khi trên chúng lỗ khoan và nạp vữa nở tách đá.

+ Áp suất trương nở tỷ lệ thuận với đường kính lỗ khoan, lỗ khoan càng lớn thì lực trương nở càng lớn, nhưng lỗ khoan lớn dễ làm Bột nở tách đá bắn phụt. Lỗ khoan tối ưu là 38 – 40mm.

+ Tỷ lệ trộn ảnh hưởng tới áp suất trương nở. Giảm nước sẽ khó rót đổ vữa vào lỗ khoan, tăng thêm nước sẽ giảm một phần lực trương nở của Bột nở tách đá.

+ Áp suất trương nở của Bột nở tách đá tăng theo thời gian. Ngay sau khi trộn nước Bột nở tách đá đã bắt đầu trương nở, áp suất tăng nhang trong 24h đầu và sau đó vẫn phát triển, đạt cực đại 5,6 ngày.

+ Áp suất trương nở phát triển tỷ lệ với nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ cao tốc độ phản ứng sẽ tăng nhanh. Với mỗi loại Bột nở tách đá chỉ dùng trong dải nhiệt môi trường mà nhà sản xuất Bột nở tách đá đã quy định. Nểu sử dụng loại sản phẩm ở dải cao hơn Bột nở tách đá dễ bị bắn phụt, mất tác dụng của bột.

+ Áp suất trương nợ của Bột nở tách đá gần miệng lỗ khoan giảm một phần do lớp Bột nở tách đá gần mặt thoáng dâng trào. Chiều cao lỗ khoan cần đủ sâu tối thiểu phải lớn hơn 3 lần đường kính lỗ để đảm bảo hiệu quả tách phá của Bột nở tách đá,

BỘT NỞ TÁCH ĐÁ : CƠ CHẾ TÁCH PHÁ

Khác hoàn toàn các loại thuốc nổ, thuốc phóng dựa trên áp suất khí thuốc và tác dụng va đập trực tiếp của sản phẩm cháy nổ. bột nở tách đátạo ứng suất tách phá khác biệt bằng lực trương nở nhờ phản ứng thủy hóa. Khối đá hoặc bê tông cùng mạng lỗ khoan nạp vữa nở tách đá có lực lượng nở tăng dần và đạt trên 300kG/cm2 trong vòng 24h giữ vai trò như các con nêm cực mạnh, sẽ bị tách phá không gây tiếng động và tách đá theo các mặt cắt đã định.

Dưới tác dụng của lực trương nở của bột nở tách đá, quá trình tách phá đá hoặc bê tông diễn ra theo các bước: Hình thành mạch nứt từ mặt trong lỗ khoan, vệt nứt phát triển lan rộng và theo chiều rộng khe nứt tăng dần theo thời gian, đạt tới 10 – 30mm sau vài ba ngày. Thông thường với một lỗ khoan đơn sẽ có 2 – 4 vết nứt. Khi bố trí lỗ khoan liền kề. Để tách phá theo các mặt cắt dự kiến, cần bố trí mạng lỗ khoan có khoảng cách giữa các lỗ, độ sâu, độ nghiêng phù hợp và phải đảm bảo có ít nhất từ hai mặt thoáng trở lên. Trường hợp chỉ có một mặt thoáng, cần khoan nghiêng và dùng bột nở tách đá tách moi tạo đường hốc côn trước để có mặt thoáng thứ 2.

PHÂN LOẠI BỘT NỞ TÁCH ĐÁ

   Bột tách đá, có 3 loại:

Bột nở tách đá-1, bột nở tách đá -2, bột nở tách đá -3.

Cần nghiên cứu điều kiện thời tiết và nhiệt độ của môi trường và của vật thể đá hoặc bê tông cần tách để sử dụng đúng loại Bộ nở tách đá có hiệu quả cao nhất để giảm chi phí và tăng thời gian sản xuất, phòng ngừa bắn phụt bột ở lỗ khoan:

Loại

Đường kính lỗ khoan

Nhiệt độ vật thể cần tách phá

Nhiệt độ nước trộn bột

Bột nở tách đá -1

38 – 45mm Đường kính lỗ khoan tối ưu: 38mm

30-450C 50C
Bột nở tách đá -2 15-300C 100C
Bột nở tách đá -3 0-150C 150C

BAO GÓI, BẢO QUẢN BỘT NỞ TÁCH ĐÁ

– Bột nở tách đá được bao gói bảo quản trong bao ninon chống ẩm với khối lượng 5Kg/bao và 4 bao đặt trong 1 bao lớn với tổng khối lượng tinh 20kg. (Nhà sản xuất có thể đóng các loại bao có khối lượng khác mà không báo trước)

– Bột nở tách đá cần được bảo quản nơi khô ráo và sử dụng chúng càng sớm càng tốt. Mặc dầu bột nở tách đá được bao gói chống ẩm bằng ninon nhưng để lâu vẫn có thể làm giảm tính năng của bột.

– Trong bảo quản không đặt hộp carton hoặc bao Bột nở tách đá trực tiếp lên sàn kho. Phải đặt Bột nở tách đá trên balet trong nhà khô ráo. Bảo quản tốt có thể vẫn sử dụng Bột nở tách đá hiệu quả trong tốt trong 1 năm.

– Chỉ mở bao gói bảo quản Bột nở tách đá ngay trước khi sử dụng.

– Bao Bột nở tách đá đã mở nhưng không sử dụng hết cần vuốt đầy không khí ra khỏi bao, dán lại bằng băng keo và dùng nốt phần thừa nhanh nhất cơ thể.

– Nếu bao Bột nở tách đá rách, vỡ trong quá trình bảo quản, vận chuyển, tác dụng của Bột nở tách đá sẽ giảm đáng kể do bị hút ẩm.

ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG BỘT NỞ TÁCH ĐÁ

Định mức khối lượng bột nở tách đá cho khai thác đá hoặc phá dỡ bê tông phụ thuộc vào đường kính lỗ khoan và khoảng cách giữa các lỗ khoan. Tiêu tốn Bột nở tách đá cho 1m dài khoan khi sử dụng tỷ lệ nước trộn 18% cho các loại lỗ khoan thể hiện ở bản sau:

Đường kính lỗ khoan 36 38 40 42
Bột nở tách đá, kg/m 0,8 1,0 1,2 1,4

Thông thường cần sử dụng 6kg bột nở tách đá để tách 1m3 đá khối. Trường hợp tách, chẻ khối nhỏ và phá bê tông cốt thép, tổng lượng bột cần thiết có thể gấp 5 lần.

Tiêu tốn Bột nở tách đá trong từng trường hợp cụ thể còn phụ thuộc vào loại đá khai thác, số mặt thoáng, đá tảng (đá mồ côi) hay đá liên khối. Trường hợp có 2 mặt thoáng trở lên, tiêu tốn Bột nở tách đá cho các loại đá theo bảng sau:

Vật liệu đá cần tách phá Lượng bột bột nở tách đá cho 1m3, kg
Đá Đá mềm 5-8
Đá cứng trung bình 8-12
Đá rất cứng 12-20
Bê tông Bê tông thường 5-8
Bê tông cốt thép 10-25

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘT NỞ TÁCH ĐÁ

Các bước thực hiện: Khoan lỗ – trộn Bột nở tách đá – nạp vữa Bột nở tách đá – vật thể tự tách phá

I. Khoan lỗ

1. Đường kính lỗ khoan

Đường kính lỗ khoan dùng nạp vữa nở tách đá từ 38 – 45mm. Đường kính càng lớn, lực trương nở càng lớn và tăng được khoảng cách giữa các lỗ khoan.( Nhưng cũng dễ bị hiện tượng bột nở tách đá phụt ra)

2. Chiều sâu lỗ khoan

Phụ thuộc vào loại vật liệu và dạng khai thác, chiều sâu lỗ khoan xác định theo bảng sau:

Dạng vật liệu

Chiều sâu lỗ khoan

Đá tảng (đá mồ côi)

80% chiều cao khối đá

Đá liền khối

95% chiều cao băng

Bê tông

90% chiều cao khối bê tông

3. Ghóc khoan

Với khối đá có từ 2 mặt thoáng trở lên thì khoan lỗ thẳng đứng. Khối đá chỉ có 1 mặt thoáng cần khoan nghiêng 80 – 90 độ. Trong trường hợp chiều dầy khối vật liệu mỏng phải khoan nghiêng 45-60 độ với bề mặt vật liệu để lỗ khoan đạt độ sâu hơn 5 lần đường kính lỗ tránh trào phụt Bột nở tách đá và tăng hiệu quả tách phá.

4. Khoảng cách giữa các lỗ khoan

Khoảng cách các lỗ khoan phụ thuộc vào loại đá, kính thước khối đá cần tách, số mặt  thoáng, lượng cốt thép (với bê tông cốt thép), … Với mỗi loại đá và bê tông cần khoan chính thức cho phương án tách phá. Khi dùng lỗ khoan 38 hoặc 45 có thể lấy khoảng cách giữa các lỗ khoan như sau:

Vật liệu đá cần tách phá

Khoảng cách giữa các lỗ khoan, cm

Đá

Đá mềm

20 – 30

Đá cứng trung bình

15 – 25

Đá rất cứng

10 – 20

Bê tông

Bê tông thường

15 – 20

Bê tông cốt thép

10 – 15

Khoảng cách từ lỗ khoan ngoài cùng tới mặt thoáng bên lấy bằng  1/2 khoảng cách giữa các lỗ khoan.

5. Sơ đồ khoan

Có thể ứng dụng bột nở tách đá vào nhiều dạng khai thác đá và đá xây dựng khác nhau. Một số sơ đổ khoan sau là những trường hợp điển hình trong khai thác đá và phá vỡ bê tông.

bot-no-tach-da-1

bot-no-tach-da-2

L1 15mm – 25 mm
L2 25mm – 35mm
Góc nghiêng 80độ – 90 độ

(Khoan với góc 40 độ theo sơ đồ sau đó đổ vữa tách đá bắt đầu từ hàng 1a và 1b cùng lúc. Sau 15- 30 phút đổ tiếp hàng 2a và hàng 2b cùng lúc. Tiếp tục cứ đổ vữa tách đá đến hàng 5a và 5b.)

II. Trộn Bột nở tách đá

1. Dụng cụ:

– Sô trộn dung tích 10 – 15 lít

– Thiết bị trộn: máy khoan lắp que trộn có mẫu chữ “T” ở đầu. Có thể trộn tay bằng que trộn có bản rộng 3-5cm.

– Bình đong nước

– Thiết bị bảo hộ: kính bảo hộ, găng tay cao su, khẩu trang.

2. Nước trộn:

– Chỉ dùng nước sạch, trong như nước máy, nước suối, nước giếng, nước mưa,… Nước không đước lẫn dầu hoặc tạp chất hữu cơ khác.

– Nhiệt độ nước dùng không quá nhiệt độ cho phép đối với mỗi loại bột. Khi nhiệt độ không khí trên 200C nên dùng nước có nhiệt độ dưới 100C cho bột bột nở tách đá -1

3. Bột nở tách đá để trộn:

Cho bột vào Xô, Chậu lấy nước sạch, lạnh rót vào. Dùng dụng cụ đảo đều. Lượng nước vừa phải sao cho bột trộn xong dạng sệt như vữa xây xây nhà.

* Lưu ý : Từng loại đá, thời tiết khác nhau sẽ quyết định độ ẩm của bột trộn khác nhau nên phải trộn khô sau đưa đi thử để trộn ướt dần. Khi trộn khô đưa thử thấy bột có hiện tượng phụt thì lần trộn thử sau phải cho nhão hơn. Nhưng đảm bảo ướt đến độ không bị phụt. Nếu ướt quá sẽ làm giảm độ tách của bột sẽ phải khoan dày lỗ hoặc không tách được.

Thời gian trộn một bao 05kg phải rất khẩn trương chỉ được trong vòng 2-3 phút. Nhưng phải đảm bảo nhuyễn đều, không vón.

III. Nạp vữa

1. Nạp vữa nở tách đá vào lỗ khoan:

– Sau khi trộn, trong thời gian không quá 10 phút phải nạp hết vữa nở tách đá vào các lỗ khoan. Nạp vữa bằng cách nhồi trực tiếp hoặc dùng phễu có lỗ dẫn rộng. Đổ nhồi từ từ để không có khối vữa lớn chèn lấp lỗ khoan tạo túi khí trong cột vữa. Có thể dùng que xăm chọc để vữa rơi đều và không tạo ra túi khí.

– Đổ vữa tới gần ngang bằng miệng lỗ. Đổ hết lỗ khoan này sang lỗ khoan khác, hết hàng này sang hàng khác.

– Khi nạp hết mẻ vữa, dùng miếng cao su vét sạch rồi rửa qua dụng cụ trộn mới tiến hành trộn, nạp mẻ khác.

2. Sử dụng túi polyetylen lót lỗ khoan:

– Khi có khe trống, lớp đất sét dày giữa lòng vật thể cần tách phá hoặc khai thác, thi công trong môi trường nước cần sử dụng túi dạng ống polyetylen mỏng có đường kính lớn hơn đường kính lỗ khoan và vừa bơm vừa rút từ trừ vòi bơm. Nếu miệng lỗ khoan có nươc thì buộc chặn túi để tránh vữa bị nước làm loãng.

3. Hỗ trợ sau nạp vữa nở tách đá:

– Các lỗ khoan đã nạp vữa không cần trám bít, nút chặt. Trường hợp có mưa có thể lấy ninon che đậy; trời nóng có thể che ánh nắng trực tiếp vào miệng lỗ khoan bằng lá cây hoặc cỏ khô ẩm.

– Đeo kính bảo hộ khi lại gần kiểm tra xác định vết nứt.

– Thông thường ở nhiệt độ trên dưới 20oC, đá hoặc bê tông sẽ tách, phá sau khi nạp bột từ 10-24h.

– Chờ bột nở tách đá tách hết chiều sâu mới bầy kéo chuyển đá hoặc bê tông dể sử dụng hết hiệu quả của Bột nở tách đá.

SỬ DỤNG BỘT NỞ TÁCH ĐÁ CẦN THỰC HIỆN TỐT AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Hiện tượng bắn phụt bột nở tách đá ra khỏi lỗ xẩy ra khi dùng bột với nhiệt độ môi trường vật thể, đường kính lỗ khoán, nhiệt độ nước trộn cao hơn hướng dẫn quy định. Vữa trộn đang bị khô sẽ có hiện tượng bắn phụt có thể xảy ra liên tiếp 3 – 6 lần với một lỗ khoan hoặc cùng lúc với  một lỗ khoan. Bột nở tách đá có thành phần chủ yếu là oxít canxi nên nếu bị bắn phụt vào mặt phải xả nước sạch mắt ngay lập tức và tới cơ quan y tế nếu cần.

2. Để tránh hiện tượng bắn phụt bột nở tách đá đúng loại tương ứng với nhiệt độ môi trường cụ thể của vật thể cần tách phá và đường kính lỗ khoan, nhiệt độ nước trộn. Nên trộn bột và nạp vữa nở tách đá vào sáng sớm hoặc chiều tối mát.

3. Mỗi lần trộn không quá 1 bao 5kg, không đựng bột nở tách đá thừa trong sô trộn (phần thừa trộn với nước làm loãng rồi đổ ra đất trồng).

4. Không nút, chèn lấp miệng lỗ khoan đã nạp Bột nở tách đá.

5. Công nhân thao tác trộn, nạp Bột nở tách đá phải đeo kính bảo hộ, găng tay và khẩu trang.

6. Không nhìn trực tiếp vào lỗ khoan trong vòng 10h sau khi nạp Bột nở tách đá.

7. Không để người không liên quan lại gần lỗ khoan trong vòng bán kính 7m trong vòng 10h sau khi nạp Bột nở tách đá.

Quý khách cần mua sản phẩm xin liên hệ: 0914567869 hoặc  www.khohangvn.vn

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *