Tự làm Phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp ủ men

lam-phan-bon-huu-co-tu-phu-pham-nong-nghiep

Tự làm Phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp ủ men

Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng vai trò quyết định bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Phân hoá học là chìa khoá thành công của cuộc cách mạng xanh, bảo đảm năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc lạm dụng phân hoá học cũng để lại hậu quả xấu cho sức khoẻ con người và môi trường.


Việc sử dụng lâu dài phân hoá học sẽ làm cho đất bạc màu, chai cứng. Trong khi đó phân hữu cơ có rất nhiều ưu điểm: làm cho đất tơi xốp, chứa nhiều vi sinh vật hữu ích tham gia chuyển hoá vật chất làm thức ăn cho cây, giữ ẩm tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Sử dụng phân hữu cơ sẽ cho sản phẩm rẻ hơn và chất lượng hơn.
Để giúp các trang trại, nông trại và các hộ nông dân tự sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bằng nguồn phụ phẩm nông nghiệp có tại địa phương. Công ty Cổ phần Đầu Tư Tuấn Tú đã thực nghiệm thành công kỹ thuật ủ Phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp bằng men vi sinh EM. Chúng tôi xin được chia sẻ đến bà con. Chúc bà con thành công!

I). Sản xuất chế phẩm sinh học EM thứ cấp từ EM gốc:
• Nguyên vật liệu
– E.M gốc.
– Rỉ đường.
– Nước sạch ( nếu là nước máy cần loại bỏ chất diệt khuẩn Clo)
• Dụng cụ
– Thùng phuy nhựa hoặc can nhựa đảm bảo có nắp thật kín, Nếu không có thùng kín sử dụng bao ni lông to dầy để trong thùng. ( vì quá trình lên men kị khí nên không thể để lọt khí bên ngoài vào)
– Cây khuấy
• Công thức sản xuất:
– 18 lít nước sạch
– EM1 gốc: 1 lit.
– Rỉ đường: 1 lit. ( không có rỉ đường có thể thay bằng đường nâu 1kg)
 Quy trình sản xuất:
– Đổ nước sạch vào túi ni lông trong thùng đã được vệ sinh sạch.
– Cho rỉ đường vào túi ni lông đã có nước theo tỷ lệ quy định rồi dùng gậy khuấy đến khi tan. Sau đó tiếp tục cho EM1 gốc vào theo tỷ lệ đã định.
– Buộc thật chặt túi ni lông lại, Bảo quản thùng trong bóng râm. 5 – 10 ngày ( tùy nhiệt độ môi trường ) ta sẻ có chế phẩm màu nâu, có mùi thơm dể chịu , lúc này ta đã có được EM thứ cấp để sử dụng.

II). Chuẩn bị trước khi ủ: 
Với số 20 lít EM thứ cấp đã làm ra ở trên. Bà con cần chuẩn bị 1000kg nguyên liệu để ủ phân.
+ Cỏ, rơm rạ, ngô, đậu, lạc, bèo, cây phân xanh nếu đang còn tươi thì phơi héo sau đó dùng  máy băm nghiền đa năng 3A băm nhỏ.
– Nếu ủ phế thải khô như rơm rạ, rác lá nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ để nước ngấm vào làm mềm nguyên liệu.
lam-phan-bon-huu-co-tu-phu-pham-nong-nghiep
+ Vỏ cà phê, lạc, trấu…
Chú ý:Khi ủ nên tránh các loại cỏ như cỏ gấu, cỏ tranh.
– Các loại mùn: Than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn mía, mùn cưa, mùn giấy, mùn thuốc lá.
– Phân chuồng: gia súc, gia cầm.
Khi ủ rác, lá, vỏ nên bổ sung 25-50% mùn và phân chuồng để giữ ẩm và tăng nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật.
– Để hạn chế thất thoát đạm, cần bổ sung thêm khoảng 2 – 3% phân super lân (không dùng lân nung chảy, vôi nông nghiệp hoặc tác nhân kiềm).
– Để có nhiệt độ thích hợp, nên tạo đống phân ủ có kích thước khoảng 1,5 x 1,5 x 1,5 mét hoặc lớn hơn một chút. Nhiệt độ giữ tốt hơn khi đống phân ủ được bao quanh bằng đất chất cao, đậy kín bằng bạt nylon chống mưa nắng. Điểm ủ phải cao ráo (ủ chìm bằng hố rắc rối khi gặp mưa), dưới đáy đống phân ủ lót lớp rơm rạ hoặc cỏ khô khoảng 10 cm để giữ nhiệt.

III). Kỹ thuật ủ:
Tạo độ ẩm thích hợp cho nguyên liệu:
Tại bể ủ, nguyên liệu được phối trộn đảo đều với nước sạch bằng cách:
– Hai người đứng hai bên đống nguyên liệu. Dùng xẻng xúc từng lớp mỏng nguyên liệu trộn đều như trộn xi măng với nước sạch phun vào. Có thể lặp lại 2 – 3 lần để nguyên liệu được trộn đều
Ẩm độ tối ưu đống ủ là 50%. Quá ẩm sẽ sũng nước, quá trình ủ chậm, bốc mùi hôi thối. Nếu quá khô thì quá trình phân hủy diễn ra chậm, hoặc không diễn ra. Cách kiểm tra độ ẩm khi ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm vào thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Đối với than bùn, mùn cưa, mùn mía… nếu bóp chặt thấy nước rịn ra kẽ tay là độ ẩm khoảng 50%, nếu nước chảy ra là quá ẩm, còn nếu xoè tay ra thấy vỡ ra là quá khô.
Phối trộn nguyên liệu với chế phẩm vi sinh EM thứ cấp:
– Nguyên liệu sau khi được trộn đều và xử lý đủ ẩm được phối trộn với chế phẩm vi sinh EM thứ cấp. Nguyên liệu được đưa vào hố ủ một lớp dày khoảng 20, sau đó phun lên EM thứ cấp lên bề mặt lớp nguyên liệu. Sao cho độ ẩm đạt 60%. Cách kiểm tra độ ẩm khi ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác nguyên liệu và khi cầm vào thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao của đống ủ khoảng 1,2-1,5m.
Kiểm tra trong quá trình ủ phân: 
– Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bao tải dứa, rơm rạ hoặc mái lợp. Nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên cao trong vòng một tuần. Trong quá trình ủ cần duy trì độ ẩm để vi sinh vật hoạt động. Nhiệt độ thích hợp để vi sinh vật ưa nhiệt phân giải nhanh chất hữu cơ là từ 40 – 50oC. Nếu nhiệt độ lên cao trên 60oC sẽ làm cho đống ủ khô, lúc này cần phải đảo trộn bổ sung nước.
– Tuỳ theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau. Phế thải nông nghiệp, phân chuồng thường ủ 25-30 ngày. Những phế thải nông nghiệp khác như lá mía, lõi thân cây ngô,… thì thời gian ủ dài hơn.

Bà con có thể liên hệ với các đại lý của công ty để được cung cấp chế phẩm sinh học EM gốc và rỉ mật có chất lượng đảm bảo và giá cạnh tranh nhất.:

Để được tư vấn tốt nhất về chế phẩm sinh học EM1, bà con liên hệ với KTV của chúng tôi: 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *