Kỹ thuật trồng cây cà chua cho năng suất cao

Kỹ thuật chồng cây cà chua cho năng suất cao

Cà chua được được canh tác khoảng 200 năm nay ở châu Âu để làm cây thực phẩm.Thời gian sinh trưởng của cây cà chua từ 90 – 120 ngày, năng suất đạt từ 45 – 65 tấn/ ha. Trên thị trường, quả cà chua được nhiều gia  đình lựa chọn, vì quả cà chua có rất nhiều tác dụng: cải thiện thị lực, phòng chống ung thư, giảm lượng đường trong máu, bảo vệ tim mạch, tốt cho người viêm gan, viêm thận…

Kỹ thuật chồng cây cà chua cho năng suất cao

Dưới đây, Công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội xin gửi đến bà con áp dụng Kỹ thuật trồng cây cà chua cho năng suất cao.

  1. Mùa vụ gieo trồng.

Mùa vụ gieo trồng vô cùng quan trọng khi bà con định trồng một loại cây nào đó, vì nó quyết định đến năng suất của cây trồng. Đúng mùa vụ cho năng suất cao, trái vụ cây trồng dễ bị sâu bệnh, vi khuẩn tấn công gây giảm năng suất cây trồng. Cây cà chua được trồng theo các mùa vụ sau:

– Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 – 11 dương lịch.

– Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 12 – 1 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6 – 7 dương lịch.

  1. Chuẩn bị đất trồng.

– Đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoáng khí, pH= 5.5 – 7.5 môi trường axit yếu – trung tính.

– Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà chua có chiều dài tùy thuộc vào chiều dài của ruộng, chiều rộng 110 – 120cm, rãnh rộng 20 – 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây. Trồng cà chua vụ Xuân lên luống cao hơn vụ Thu Đông.

Để làm đất, lên luống phù hợp cho cây trồng được dễ dàng hơn, bà con nên dùng máy xới đất

Máy xới đấtMáy xới đất 3A

Máy xới đất 3A được thiết kế với bộ bánh răng xới đất có đường kính rộng và dài giúp cho việc xới đất nhanh và sâu tới 70 – 90 mm. Đặc biệt, máy được thiết kế chạy bằng pin nạp điện nên khá thuận tiện cho bà con di chuyển đến những vùng đất xa nơi không có điện.

  1. Ươm giống và gieo trồng.

– Bà con nên chọn hai giống cà chua VT5, VT10 cho năng suất: 45 – 48 tấn/ha (vụ xuân hè), 50 – 52 tấn/ha (vụ thu đông) và 60 – 65 tấn/ha (vụ đông), chất lượng tốt, cho hiệu quả kinh tế, có khả năng chống chịu tốt với một số bệnh hại, trồng được nhiều vụ trong năm.

– Ươm giống: Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40 – 52 0C (3 sôi: 2 lạnh) trong 2 giờ, đem ủ 3 – 4 ngày mọc rễ rồi đem gieo hạt vào bầu hoặc có thể đem gieo trực tiếp ra vườn ươm. Sau 18 – 20 ngày, cây có 4 lá thật thì tách trồng ra luống. Khoảng cách giữa các cây: 40*80 cm.

– Khi trồng thấy rễ cây quá dài cắt bớt để cho cây bén rễ nhanh.

– Trồng các cây có cùng kích cỡ với nhau để tiện chăm sóc.

– Trồng vào buổi chiều, trồng xong thì tưới nước cho ngay cho cây.

  1. Cách chăm sóc

– Tưới nước: Thường xuyên cho cây, độ ẩm 70 – 80%, cây ưa sáng, không chịu khô hạn, ngập úng. Nên tưới vào chiều tối mỗi này 2 lần hoặc bà con có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt

*Ưu điểm:

+Tiết kiệm nước tưới từ 30 – 60% so với phương pháp tưới cổ truyền.

+Dẫn nước ( hoặc hỗn hợp phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật) đến đúng nơi cần tưới, giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

– Trải nilon lên mặt luống để phòng trừ cỏ dại, giữa độ đẩm cho luống trồng.

– Làm giàn: Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1.5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

– Bấm ngọn và tỉa cành: Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

– Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3 – 4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 – 5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4 – 5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.

– Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe, thường người ta áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành.

– Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

– Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

– Lượng phân bón và cách bón phân.

Để đạt năng suất cao cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tùy thuộc vào khả năng cho năng suất của giống cà chua, tình trạng đất, điều kiện trồng Vì ở giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây trùng lắp nhau và nhu cầu cây cần chất dinh dưỡng cho đến khi trái chín, do đó việc bón lót, bón thúc nhiều lần, bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất.

Với diện tích 1000 m2, bà con dùng lượng phân bón cho cây như sau:

Loại phân bón Lượng bón lót (kg) Lượng bón thúc
Bón thúc lần 1 (Sau khi cây bén rễ, hồi xanh) (kg) Bón thúc lần 2

(Sau 10 – 15 ngày bón thúc lần 1)

(kg)

Bón thúc lần 3 (Khi cây cà chua có hoa) (kg) Bón thúc lần 4 (Sau thu hoạch lần đầu tiên) (kg)
Phân hữu cơ 1000 0 0 0 0
Đạm ure 3.5 3.5 7 7 7
Supe lân 20 0 0 20 0
Phân kali đỏ (60%) 3.5 3.5 3.5 10.5 7
Phân NPK (16-16-8) 5 5 5 5 5
Vôi bột 100 0 0 0 0

Lưu ý: Sau mỗi lần thu hoạch bón thúc một lần để cây có đủ dinh dưỡng nuôi quả.

  1. Tình hình sâu bệnh hại.
Loại sâu Thuốc sử dụng Cách phòng trừ
Sâu vẽ bùa Vertimex

Kuraba WP

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

– Từ trồng đến 40 ngày sau trồng: phun định kỳ 15 ngày/lần.

– Từ 40 ngày sau trồng, phun khi thấy xuất hiện sâu non tuổi nhỏ.

Bọ phấn Selecron

Actara

Vertimex

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

– Phun phòng bọ phấn vào thời điểm sau trồng 10-15 ngày.

– Từ 40 ngày sau trồng phun Actara , Vertimex khi bọn phấn xuất hiện nhiều và có cây bị bệnh virus.

Sâu đục hoa, quả (sâu xanh, sâu khoang) Match

Ammate

TP-Pectin

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Phun phòng định kỳ 10 ngày 1 lần trong giai đoạn cây ra hoa, quả. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.
Loại bệnh Thuốc sử dụng Biểu hiện Cách phòng trừ
Héo do nấm (héo vàng) Score
TriB1
Topsin

(Pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất).Lá biến vàng và héo dần từ lá phía dưới lên lá ngọn, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết– Phun phòng khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày (định kỳ 20 ngày/lần), phun vào gốc.Sương mai

Ridomil

(Pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Chóp lá màu xám xanh lan rộng ra phiến lá. Phần giữa vết bệnh có chấm nâu, có lớp mốc trắng bên ngoài– Phun phòng trước các đợt rét đậm và rét hại.
– Phun ngay khi phát hiện bệnh.Héo xanh và virut

Bệnh nặng phun thuốc Bonny 4SL

(Pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Lá héo rũ đột ngột, tái xanh, cây khô

– Luân canh để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Sử dụng giống cà chua ghép (giống kháng bệnh héo xanh).

– Khi phát hiện cây bị héo xanh, virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin. Diệt bọ phấn (môi giới truyền bệnh) bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus. Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.

Bệnh thối hạch

Carbenda supper 50SC Aviso 350SC

(Pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường có một lớp tơ trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối, lá vàng, chết cây.

Trên quả bệnh thường tấn công giai đoạn quả già đến chín, tấn công từ quả sát mặt đất, sau đó lây lan lên các quả ở trên cao hơn, quả bệnh bị thối mềm, có lớp tơ màu trắng bao phủ và đôi khi thấy có hạch nấm màu nâu đỏ đến đen

–  Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy tàn dư cây trồng.

– Lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt.

– Xử lý đất bằng vôi, bón phân hữu cơ trước khi trồng.

– Trồng giống cây sạch bệnh.

–  Phủ đất bằng màng phủ nông nghiệp.

–  Hạn chế tưới nhiều nước vào chiều tối.

–  Luân canh với lúa nước.

– Phun thuốc phòng ngừa khi bệnh mới xuất hiện.

Thu hoạch.

–           Sau 90 – 120 ngày, bà con bắt đầu thu hoạch (khi quả chín có màu đỏ chiếm 70% trên quả).

–           Dùng kéo cắt quả còn cuống để bảo quản được lâu. Cho vào túi bảo quản có thông khí.

–           Bảo quản lạnh 15 – 18 0C. Khi vận chuyển đi xa nên cho vào thùng xốp tránh tác động cơ học làm hỏng quả.

Chúc bà con có mùa cà chua bội thu với Kỹ thuật trồng cà chua mà chúng tôi giới thiệu.

Bà con có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi theo số sau để được cung cấp các sản phẩm tốt nhất.

Công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội

Trụ sở chính: Số 39/30, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: Ngõ 2, đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Ðiện thoại: (04)22 05 05 05

Ðiện thoại di động: 0914 567 869

Email: khohangmay@gmail.com

Website: https://www.khohangvn.vn/

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *