Xu hướng chăn nuôi an toàn với quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học
Trước sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Dịch tả lợn Châu phi, lở mồm long móng… quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học chính là một hướng đi mới góp phần cung cấp cho thị trường nguồn thương phẩm sạch, chất lượng, an toàn. Đồng thời giúp bà con giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chăn nuôi lợn theo xu hướng an toàn sinh học là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học ban hành kèm theo thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT. Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các cá nhân trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn cả nước.
Xu hướng chăn nuôi lợn theo mô hình an toàn sinh họ được nhiều cơ quan, lãnh đạo khuyến khích áp dụng để đẩy lùi Dịch tả lợn Châu Phi.
Một trong những nguyên nhân khiến dịch tả lợn bùng phát và gây thiệt hại to lớn cho người chăn nuôi trong thời gian vừa qua chính là phần lớn các hộ nuôi theo mô hình nhỏ lẻ, chưa có kiến thức và các biện pháp chăn nuôi hợp lý, đầu tư ồ ạt nhưng chưa đầu tư đúng chỗ.
Trong khi đó, dịch tả lợn Châu Phi có thể tồn tại rất lâu trong môi trường và trong thịt lợn nhiễm bệnh chưa được tiêu hủy. Dịch này có thể lây lan qua thức ăn, nguồn nước, chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi và vận chuyển.
Do đó hướng chăn nuôi an toàn sinh học đã được các cấp lãnh đạo khuyến khích bà con nhân rộng trên địa bàn cả nước, chung tay đẩy lùi dịch tả lợn.
Theo ông Phùng Đức Tiến “an toàn sinh học trong chăn nuôi bao gồm một hệ thống biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật chăn nuôi thú y bảo đảm cho vật nuôi phát triển bình thường; đồng thời, cách ly được với các vi khuẩn, virus và các tác nhân sinh vật gây bệnh khác để có sản phẩm con giống, nguồn thực phẩm sạch bệnh”.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tp. Hồ Chí Minh đã đi đầu trong xu hướng, lập danh sách và trực tiếp chỉ đạo, khuyến cáo các hộ nuôi thực hiện đúng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Nhờ vậy, nhiều hộ chăn nuôi, khu trang trại lợn ở TP HCM vẫn được đảm bảo an toàn trong khi các khu vực khác dịch bệnh lây lan rộng.
Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học
Vị trí nuôi
Đàn vật nuôi phải được bảo vệ trong môi trường an toàn, tránh những tác động của môi trường xung quanh, do đó, bà con cần lựa chọn vị trí làm chuồng thích hợp.
Dãy chuồng trại nuôi lợn là khu riêng biệt, cách xa khu nhà ở, khu dân cư, nguồn nước sinh hoạt. Xung quanh chuồng có hàng rào ngăn cách, bảo vệ tránh thú dữ, người lạ.
Chuồng nuôi phải yên tĩnh, hạn chế người đi lại nhưng thuận tiện trong việc quản lý, chăm sóc.
Quy mô diện tích chuồng nuôi
Để đảm bảo chăn nuôi hiệu quả, bà con xây dựng chuồng nuôi và các khu vực riêng biệt gồm: Khu chuồng nuôi, khu vực vệ sinh, hố sát trùng, khu vực để dụng cụ máy móc thiết bị dụng cụ chăn nuôi, khu vực thay quần áo cho công nhân, các khu vực cách ly, tiêu hủy, các khu phụ trợ khác nếu có…
Thiết kế chuồng nuôi thành các ô nuôi. diện tích và quy mô trang trại phải đảm bảo đúng với mật độ nuôi nhốt được đề xuất.
Nền chuồng phải có độ dốc từ 3 – 5% để thuận tiện trong việc dọn dẹp vệ sinh.
Mái chuồng lợp bằng tôn lạnh để cách nhiệt. Đối với các trang trại chăn nuôi lớn thì phải có quạt gió để khử mùi, khử độc đặc biệt là amoniac.
Trước các dãy chuồng nuôi bắt buộc phải có hố sát trùng.
Vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh
Chuồng nuôi cần được vệ sinh định kỳ. Các dụng cụ nuôi luôn sạch sẽ trước và sau mỗi lần sử dụng.
Rắc vôi xung quanh chuồng nuôi để tiêu độc. Tiến hành phát quang các bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh, muỗi, ruồi nhặng trú ngụ.
Phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/ lần, phun dọc các lối đi, dãy chuồng nuôi.
Phun thuốc sát trùng cho đàn lợn 1 lần/ tuần.
Thức ăn là yếu tố quan trọng trong xu hướng nuôi lợn an toàn sinh học
Ngoài các yêu cầu về chuồng trại và quy trình chăm sóc thì nguồn thức ăn chính là yếu tố trọng yếu trong nuôi lợn. Phần lớn bà con sử dụng thức ăn mua ngoài đại lý không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thể kiểm định chất lượng, chứa nhiều chất cấm… Chính điều này làm cho sản lượng thịt sụt giảm, tăng trọng nhanh nhưng thịt nhão, mềm, không vượt qua khâu kiểm nghiệm của thị trường, không đáp ứng được tiêu chuẩn đầu ra, khả năng cạnh tranh thấp, đầu ra bị thu hẹp.
Vì vậy, hướng đi mới cho bà con chính là tự sản xuất thức ăn phục vụ chăn nuôi với sự hỗ trợ của thiết bị máy móc.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị phân phối máy ép cám viên cho lợn, nhưng thương hiệu được bà con tin tưởng là 3A – công ty CPĐT Tuấn Tú.
Để tự sản xuất thức ăn với quy mô nhỏ lẻ, bà con có thể sử dụng chiếc máy ép cám viên trục đứng 3A3Kw. Thiết bị có những ưu điểm nổi bật:
- Có thể ép các loại cám gạo, cám ngô, bột sắn thành dạng viên.
- Có thể ép trực tiếp hạt ngô, trộn với rau xanh và chế phẩm sinh học phù hợp thành cám viên đều, chắc.
- Máy sử dụng động cơ công suất 3Kw chạy khỏe, bền bỉ có thể ép được từ 70 – 100kg/ giờ tạo ra nguồn thức ăn phòng phú cho đàn vật nuôi.
- Tiết kiệm thêm từ 30 – 50% chi phí chăn nuôi so với mua cám công nghiệp mà chất lượng lại không đảm bảo.
- Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho đàn vật nuôi.
- Cám dạng viên sau khi sản xuất, phơi khô có thể để trong kho làm nguồn thức ăn dự trữ.
Tham khảo chi tiết Máy làm cám viên cho lợn Tại đây
Anh Nguyễn Đức Hải – một trong những hộ chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học đã tự sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nhà chia sẻ: “Thức ăn tự sản xuất được sấy khô có thể sử dụng trong 2 – 3 tháng, vừa giảm được thời gian trong khâu cho ăn mà đàn lợn, gà lớn nhanh, sức đề kháng tốt, chất lượng thịt lại ngon, được thương lái ưa chuộng”.
Như vậy, với máy ép cám viên trục đứng 3A3Kw, bà con có thể tận dụng được nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp, phối trộn theo tỉ lệ thích hợp, có thể bổ sung thêm các chế phẩm sinh học giúp kích thích vật nuôi ăn nhiều, phát triển nhanh, đảm bảo tỷ lệ thịt nạc, cạnh tranh tốt. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ rộng mở, tháo gỡ được những khó khăn cho bà con chăn nuôi.
Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Con Cuông Đoàn Thị Xuân Quý cũng khẳng định: “Ngoài giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, việc tự sản xuất đảm bảo an toàn, không có chất cấm, gây hại cho vật nuôi. Chúng tôi mong muốn thời gian tới các hộ chăn nuôi trên địa bàn thị trấn nói riêng, trên địa bàn huyện nói chung sẽ được tiếp cận, sử dụng nguồn thức ăn này để nâng cao hiệu quả kinh tế”.
Tiêm vacxin đúng lịch
Trong quá trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, bà con phải kiểm tra định kì sức khỏe cho đàn lợn để kịp thời chuyển những con bị bệnh, ốm yếu sang khu vực cách ly và tiêu hủy khi cần thiết tránh lây lan sang cả đàn.
Tiêm vacxin phòng bệnh theo lịch từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi xuất chuồng. Bà con có thể áp dụng lịch tiêm sau đây cho lợn thịt thương phẩm:
Loại tiêm phòng | Thời gian tiêm(ngày tuổi) |
Tiêm sắt lần 1 | 2-3 |
Tiêm sắt lần 2 | 10-13 |
Vacxin dịch tả lợn lần 1 | 20 |
Vacxin dịch tả lợn lần 2 | 45 |
Vacxin phó thương hàn lần 1 | 20 |
Vacxin phó thương hàn lần 2 | 28-34 |
Vacxin Phù đầu lợn con | 28-35 |
Vacxin Tụ – Dấu | 60 |
Có biện pháp xử lý chất thải ra môi trường
Phân thải của lợn cũng cần được xử lý bằng cách xây hầm biogas, hố chứa phần để đảm bảo chất thải và nước tiểu không làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước.
Ngoài ra, lượng phân thu được trong quá trình chăn nuôi lợn theo mô hình an toàn sinh học bà con có thể đem xử lý nhiệt, ủ thành phần hữu cơ hoặc đem ép thành viên phân bón cho cây trồng, bán cho các hợp tác xã nông nghiệp, khu chuyên canh cây trồng…
Trao đổi với báo Dân tộc và Miền núi ngày 20/5/2019, Ông Đỗ Cao Bằng, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam cho biết: “việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học không chỉ giúp tiết kiệm chi phí chăn nuôi mà còn giúp nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, từ đó phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch tả lợn châu Phi… Nếu kiểm soát tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học như trên, các trang trại có thể tự tin duy trì môi trường an toàn dịch bệnh cho đàn lợn trong thời gian dài và cung ứng cho thị trường các sản phẩm thịt đảm bảo chất lượng”.
Tóm lại: quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học không chỉ chú trọng đầu vào, sản lượng đầu ra mà còn quan tâm đến các yếu tố chất thải, có biệt pháp xử lý triển để giúp bảo vệ môi trường dân sinh.