Nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc

Nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc

Nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc cho hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi tôm chính vụ nhờ nguồn cung mặt hàng thủy hải sản này vào vụ đông khan hiếm hơn do kĩ thuật nuôi tôm mùa đông khó hơn để đảm bảo cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt, nhu cầu ăn uống vào dịp lễ tết tăng cao hơn khiến giá tôm vụ đông thường cao hơn từ 70 -150 ngàn đồng so với nuôi tôm chính vụ. Khohangvn.vn xin chia sẻ kinh nghiệm từ chuyên gia giúp bà con nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc thành công, đạt năng suất cao.

Bật mí kinh nghiệm nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc

  1.       Hình thức nuôi

Có 2 phương thức nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc để thu được hiệu quả kinh tế cao là nuôi tôm đa cấp và nuôi tôm 1 cấp.

–          Nuôi tôm đa cấp: gồm 2 giai đoạn nuôi chính là ươm giống trong bể từ 20 -30 ngày với mật độ 500 -1000 con giống/mét vuông. Sau khi tôm giống đạt kích cỡ từ 3-4cm thì chuyển sang giai đoạn 2 là nuôi thương phẩm. Chuyển tôm giống sang ao nuôi khoảng 2 tháng, khi tôm đạt trọng lượng khoảng 50 -60 kg/con có thể thu hoạch và đem bán. Mật độ thả trung bình 80 con/mét vuông

–          Nuôi tôm 1 cấp: sử dụng cách nuôi tôm trong nhà bạt để tạo môi trường ổn định cho tôm phát triển nhanh. Thời gian nuôi tôm 1 cấp kéo dài từ 3 -4 tháng trước khi tôm thu hoạch được. Mật độ thả trung bình 80 -120 con/mét vuông

  1.       Chuẩn bị môi trường nuôi

Kĩ thuật nuôi tôm mùa đông phức tạp hơn, do vậy cần bà con chuẩn bị chu đao môi trường nuôi theo đúng hướng dẫn dưới đây để nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc thu được kết quả như mong đợi.

–          Ao nuôi tôm vào mùa đông cần lựa chọn những nơi khuất gió, be bờ ao chắc chắn và giữ mức nước luôn cao hơn 2m để tránh nhiệt độ trong nước thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh trưởng phát triển của loài giáp xác này. Nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc tại những khu vực đón gió cần phải làm đáy ao phía hướng gió thổi (đông bắc) sâu hơn và quây bạt cản gió ở bờ ao để tạo khu vực có nước ấm hơn, giúp tôm cá có nơi trú ẩn khi thời tiết trở lạnh

–          Không thả tôm giống vào những ngày giá lạnh hoặc gió mùa đang về, nên lựa chọn những hôm có nhiệt độ ấm áp và ổn định.

–          Sau khi thả giống, thời tiết chuyển mưa, cần rắc vôi bột quanh bờ và mặt ao với lượng 2 kg/100 mét vuông để tránh axit trong nước mưa làm pH trong ao giảm, khí H2S sẽ sinh ra nhiều từ đáy ao, gây độc cho tôm và các loài thủy sinh khác.

–          Khi nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc cần hạn chế các hoạt động kéo lưới (để kiểm tra…) tránh làm tôm tiếp xúc với không khí có nhiệt độ thấp, dễ gây chết.

–          Che chắn kín gió, nên thả bèo trên mặt ao để làm ấm nước ao, ổn định nhiệt độ môi trường nuôi tôm.

–          Tạo nơi trú ẩn cho tôm khi thời tiết quá lạnh, nên sát trùng vật liệu làm nơi trú ẩn thật kĩ, tránh lây lan mầm bệnh vào trong ao nuôi.

–          Định kì rắc vôi bột hoặc thuốc sát trùng theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để phòng ngừa mầm bệnh phát triển trong ao nuôi.  Đây là cách phòng tránh bệnh cho tôm hiệu quả nhất trong kĩ thuật nuôi tôm mùa đông.

–          Trong kĩ thuật nuôi tôm mùa đông, cần chú ý đặc biệt môi trường đáy ao, vì đây là nơi tích tụ nhiều bùn thải, khí độc sinh ra, các vi sinh vật có hại và nấm. Bà con nên tăng cường sục khí để tạo môi trường hiếu khí trên toàn ao, hạn chế tình trạng tôm bị ngạt khí.

–          Định kì hút nước từ đáy ao để xử lý qua, lắng bớt cặn, bùn thải và các chất hữu cơ có trong nước.

–          Khi nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc, có thể sử dụng một số kĩ thuật giúp tăng nhiệt độ của nước nhờ hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời như: rải một số miếng nilon có bản to tăng quá trình hấp thụ nhiệt trên mặt ao, gây màu nước ao (không nên khử màu nước ao quá sạch)…

–          Trong trường hợp bà con nuôi 1 cấp có thể dùng thêm một số hệ thống sưởi để nâng thêm nhiệt và ổn định nhiệt độ của nước.

  1. 3.       Thức ăn cho tôm

Công thức phối trộn thức ăn cho tôm:

Công thức Bột cá khô Bột ruốc Cám gạo Bột gạo lứt Bột đậu nành Bột khô dừa Bột mì Phụ gia (premix, chất kết dính)
Công thức 1 30% 23% 26% 18% 3%
Công thức 2 30% 20% 29% 3% 15% 3%
Công thức 3 27% 20% 30% 20% 3%
Công thức 4 27% 25% 25% 5% 15% 3%
Công thức 5 25% 17% 35% 20% 3%
Công thức 6 25% 30% 23% 5% 14% 3%

Qui trình sản xuất thức ăn cho tôm:

Nên phân ra làm 2 nhóm nguyên liệu để dễ xử lý: nhóm nguyên liệu giàu protein (cá khô, ruốc khô) và nhóm nguyên liệu giàu tinh bột (gạo, mì, đậu nành, khô dừa)

–          Bước 1: nghiền nguyên liệu

Nhóm nguyên liệu giàu protein cần sơ chế để sàng lọc, loại bỏ tạp chất, rác bẩn, sau đó cho vào máy nghiền bột khô để nghiền nhỏ ra. Nhóm nguyên liệu giàu tinh bột  thì có thể cho vào máy nghiền bột khô trực tiếp.

–          Bước 2: trộn nguyên liệu

Sau khi đã nghiền nhỏ 2 nhóm nguyên liệu thành bột, đem trộn 2 nhóm này lẫn với nhau cùng với chất phụ gia. Trong trường hợp số lượng nguyên liệu ít, bà con có thể trộn thủ công. Nếu số lượng nguyên liệu nhiều, nên sử dụng máy trộn thức ăn chăn nuôi để hỗn hợp được trộn đồng đều hơn với thời gian nhanh hơn, tránh làm hỏng thức ăn.

–          Bước 3: tạo viên thức ăn

Sau khi có được hỗn hợp đồng nhất, bà con cho hỗn hợp nguyên liệu vào máy ép cám viên nổi thủy sản để tạo viên thức ăn. Lưu ý, máy ép cám viên nổi thủy sản có 2 chế độ tạo viên là tạo viên nổi và tạo viên thường, bà con tùy vào trường hợp cụ thể để điều chỉnh tạo hạt cho phù hợp. Chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng chế độ tạo viên nổi để nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc để dễ dàng thu gom, tránh làm bẩn nguồn nước do thức ăn thừa, dễ gây bệnh cho tôm.

–          Bước 4: sấy hoặc phơi khô

Sấy hoặc phơi khô các viên thức ăn vừa tạo để bảo quản cho tôm ăn dần. Trong trường hợp không có nắng, bà con cho viên thức ăn vào máy sấy thức ăn chăn nuôi để loại bỏ bớt ẩm, bảo quản được lâu hơn.

Quản lý thức ăn

–          Bà con cần lưu ý khẩu phần ăn khi nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc vì nhu cầu ăn của tôm giảm đi, do chúng ít hoạt động hơn (thời gian nuôi tôm kéo dài hơn so với nuôi chính vụ). Thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển cũng như lãng phí thức ăn chăn nuôi.

–          Nếu nhiệt độ ao nuôi giảm 2 độ cần cắt giảm 30 -50% khẩu phần ăn hàng ngày, và điều chỉnh khi nhiệt độ ổn định

–          Bổ sung thêm các vitamin nhóm B, vitamin, men tiêu hóa… tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho tôm

–          Cung cấp thêm nước sạch vào ao nuôi

  1. Phòng và trị bệnh

–          Nên có ao cấp nước bổ sung giúp ổn định và điều hòa nhiệt độ nguồn nước, tránh hiện tượng tôm sốc nước

–          Dùng iotdin phòng bệnh cho tôm định kì khoảng 20 ngày/lần vào 2 tháng đầu tiên, về sau phải tăng lên 15 ngày/lần. Bà con nên sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh làm ngộ độc tôm

–          Sử dụng chế phẩm sinh học bón định kì 5 -7 ngày/lần để gây màu nước làm tăng nhiệt độ khi nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc và phân hủy khí độc. Nếu bà con sử dụng chế phẩm sinh học thì không cần bón iotdin nữa.

–          Khi tôm mắc bệnh, cần báo và làm theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, tránh tự ý chữa bệnh, có thể làm trầm trọng thêm bệnh và lây lan diện rộng.

Nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc có thời gian nuôi dài hơn khoảng 1,5 lần so với chính vụ, nhưng lợi nhuận gấp từ 1,5 -2 lần. Mặc dù lợi nhuận cao, nhưng chi phí đầu tư và kĩ thuật nuôi tôm mùa đông cũng đòi hỏi cao hơn. Mùa lạnh làm các bệnh dịch ở tôm xảy ra ít hơn so với mùa nóng đặc biệt là các bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy sẽ gần như không xảy ra

Trên đây, khohangvn.vn đã chia sẻ tới bà con kĩ thuật nuôi tôm mùa đông ở miền Bắc cho hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con bội thu.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *