Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng

Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng

Tôm có khả năng thích nghi tốt với biến thiên nhiệt độ của môi trường. Tuy nhiên, vào thời điểm nắng nóng kéo dài như hiện nay tôm rất dễ bị bị sốc nhiệt, sức đề kháng yếu ớt, dịch bệnh tấn công. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cho bà con khi nuôi tôm mùa nắng nóng, nuôi tôm ở nước lợ.

Tôm là loại thủy sản biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi theo môi trường. Tuy nhiên, nhiệt độ lý tưởng giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh không bị sốc, chết đó là từ 23 – 30 độ C.
Đợt nắng nóng vào mùa hè này được cảnh báo sẽ kéo dài, mức nhiệt trong ngày có thể lên đến 39 – 40 độ C, thậm chí là cao hơn. Nếu bà con không có những biện pháp xử lý tốt nguồn nước thì sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế, có thể mất trắng mùa vụ nuôi tôm.

1.Nên lấy nước ao vào chứa lắng đối với các mô hình nuôi tôm nước lợ
Trước tiên, bà con cần phải sử dụng ao lắng để chứa nước sạch cho ao. Đáy ao phải được cày bừa, làm sạch và bón vôi để cải tạo, loại bỏ các tạp chất gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Nên để lắng từ 10 – 20 ngày, thời gian lắng càng lâu thì tôm càng sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi tốt với điều kiện nắng nóng.
Biện pháp lấy nước ao vào chứa lắng đối với các mô hình nuôi tôm nước lợ này giúp cho tôm không bị sốc nhiệt khi nhiệt độ và môi trường thay đổi đột ngột. Đồng thời hạn chế vi sinh vật, rêu tảo phát triển.

2.Duy trì mực nước cao hơn 1,5m và mức oxy luôn trên 4ppm

Thời tiết hiện nay có xu hướng nắng nóng kéo dài, đêm không mưa do đó bà con cần thường xuyên kiểm tra mức nước để đảm bảo độ sâu của ao nuôi phải duy trì trên 1,5m, kèm theo đó là quạt nước để duy trì mức oxy trên 4ppm.
Đây là yếu tố quan trọng giúp tránh hiện tượng phân tầng nhiệt, đảm bảo bề mặt và đáy áo luôn mát mẻ, cung cấp đủ oxy cho tôm thở đặc biệt là về đêm. Thực tế rất nhiều hộ nuôi tôm vào mùa nắng nóng qua đêm đến sáng hôm sau thấy tôm chết hàng loạt bởi vì vào đêm tôm có hiện tượng bơi lưng chừng nước, một số con yếu sẽ bơi lên mặt để lột xác, nhiệt độ quá nóng sẽ làm chúng bị chậm cứng vỏ, yếu ớt và chết.
Bên cạnh đó nếu nước trong ao nuôi bị cạn, hoặc thiếu oxy thì nắng nóng kéo dài sẽ làm cho cây cỏ thủy sinh bị chết rất nhanh, phân hủy thanh nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho rêu tảo phát triển chèn ép oxy của tôm, làm thay đổi nồng độ pH trong môi trường nước.

3.Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ ao nuôi
Tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc quản lý ao nuôi, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng giúp hạn chế tối đa tác động của môi trường đến đàn tôm.
Bà con cần thưỡn xuyên kiểm tra và gia cố các khu vực bờ ao để tránh tác nhân gây hại hoặc sạt lở đất.
Tiến hành thay 20% nước mặt, sau đó cấp thêm nước từ ao chứa lắng vào trong ao nuôi để tôm thích nghi tốt, không bị sốc nhiệt, lạ nước. Nên thay nước vào ban đêm khi thời tiết mát mẻ.
Ngoài ra, do thời điểm nắng nóng nên ban ngày nước thường bị bốc hơi, do đó bà con cần bổ sung nước.
Rắc vôi xung quanh bờ ao nuôi với liều lượng 10 – 15 kg/100m2 để tránh phèn chua trôi xuống dưới ao làm thay đổi nồng độ pH.
Thời tiết nắng nóng nhưng đôi lúc cũng có những cơn mưa kéo dài, mưa to. Sau mỗi đợt mưa, bà con phải xem xét các yếu tố nước để kịp thời khắc phục. Nếu nước nhiều quá phải tháo bớt, dùng xuồng hoặc quạt để phá vỡ sự phân tầng của nước.

4.Kiểm soát nguồn thức ăn và phương thức cho ăn
Trong suốt quá trình nuôi, bà con phải kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Hầu hết các loại thức ăn của tôm hiện nay mà bà con mua tại đại lý, nhà máy chế biến không thể nổi trên mặt nước. Khi cho thức ăn này xuống ao nuôi, chúng sẽ nhanh chóng bị lắng xuống khiến tôm chỉ ăn được tối đa 50% hoặc ít hơn.

Thức ăn không được hấp thụ hết sẽ rất lãng phí, hơn nữa còn làm ô nhiễm môi trường đáy ao, tổng lượng nitrogen trong thức ăn sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành khí độc NH3 và NO2 làm tôm bị nhiễm bệnh, mức độ sinh trưởng thấp và chết. Điều này còn chưa kể đến nguồn thức ăn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái khiến cho tiền mất tật mang.
Do đó, nuôi tôm vào mùa nắng nóng, bà con nên sử dụng cám viên nổi để tôm ăn hết, không bị lắng xuống đáy ao. Đặc biệt, bà con lại hoàn toàn có thể tự sản xuất cám chỉ với một chiếc máy ép cám viên thủy sản 3A7,5Kw (cấp liệu bán tự động).

Máy ép cám viên thủy sản 3A7,5Kw hoạt động theo nguyên lý là làm chín, tạo độ xốp và rỗng rồi ép nguyên liệu thành viên, từ đó giúp viên cám nổi trên mặt nước khoảng 30 phút.
Bà con có thể tận dụng các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm của chúng nghiền nhỏ, sau đó phối trộn theo tỉ lệ thích hợp và bỏ vào máy để ép thành cám viên nổi cho tôm.
Máy có thiết kế gọn nhẹ, sử dụng vật liệu chắc chắn, là sản phẩm duy nhất trên thị trường có bộ cấp liệu tự động bằng vít xoắn nên người dùng sẽ không phải gạt nguyên liệu vào buồng nghiền, đồng thời cám sẽ được trộn đều hơn.
Một điểm công của máy là có nhiều mặt sàng với kích thước lỗ khác nhau bà con có thể sản xuất cám viên nổi cho vật nuôi ăn trực tiếp hoặc dự trữ, tiết kiệm thời gian trong khâu chế biến. Trong một giờ máy có năng suất ép từ 50 – 120kg tùy theo kích thước mặt sàng.

5.Sử dụng mật rỉ đường để cải tạo ao nuôi, loại bỏ khí độc
Không chỉ mùa nắng nóng mà trong kỹ thuật nuôi tôm, bà con cũng nên sử dụng mật rỉ đường bón xuống ao để cải tạo ao nuôi với liều lượng 30 lít/ha để giảm lượng khí độc thải ra. Ngoài ra, bón mật rỉ đường còn có tác dụng kiểm soát nồng độ pH mà vẫn giữ được mật độ thủy sinh ổn định trong ao nuôi.

Mật rỉ đường 3A

Để hạn chế những rủi ro khi nuôi tôm mùa nắng nóng, bà con cần thực hiện tốt những lưu ý trên. Chúc bà con có mùa vụ nuôi tôm đạt lợi nhuận cao.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *